Lương 3P là gì? 3 lợi ích mà lương 3P mang lại cho doanh nghiệp

Lương 3P được biết đến là cơ chế lương với mục tiêu đảm bảo sự công bằng nội bộ và thị trường trong việc trả lương của Doanh nghiệp, giúp giữ chân và tạo động lực cho người lao động. Vậy lương 3P là gì và lợi ích mà lương 3P mang lại cho Doanh nghiệp.

Lương 3P là gì?

Lương 3P là một phương pháp trả lương trong đó thu nhập của một nhân viên dựa trên 3 yếu tố là Position (Vị trí công việc), Person (Năng lực cá nhân) và Performance (Kết quả công việc). Đây là phương pháp phổ biến, được nhiều công ty sử dụng nhằm mang đến sự công bằng trong việc xác định và chi trả lương, từ đó tạo động lực cũng như thu hút và giữ chân đội ngũ nhân tài làm việc cho Doanh nghiệp.

Lương 3P

1/ Trả lương theo vị trí công việc (Position)

Đối với phương pháp trả lương theo vị trí, các doanh nghiệp sẽ đưa ra hệ thống trả lương dựa theo ngạch – bậc lương. Bao gồm các yếu tố như :
+ Trình độ, kinh nghiệm : Dựa vào kiến thức, kỹ năng chuyên môn của nhân viên kết hợp số năm tích lũy kinh nghiệm. Khối lượng kiến thức này có thể có được từ quá trình đào tạo, huấn luyện hoặc quá trình thăng tiến.
+ Kỹ năng giao tiếp, đàm phán thương lượng : Là một trong những yếu tố quan trọng khác nhằm tạo sự thành công khi nhân viên tiến hành giao tiếp, tương tác với người khác.
+ Kỹ năng ra quyết định, sáng tạo và khả năng tư duy : Đây là yếu tố giúp đưa ra mức lương theo vị trí của hệ thống lương 3P. Nhân viên có tư duy tốt, sáng tạo trong công việc sẽ có hiệu suất cao hơn, giải quyết nhanh chóng những vấn đề khó, phát sinh trong công việc hàng ngày.
+ Sự cầu tiến, nỗ lực trong quá trình làm việc : đánh giá dựa vào mức độ và tần suất của các công việc nặng nhọc cũng như năng lực của nhân viên để giải quyết những vấn đề đó.
+ Những hậu quả nếu xảy ra sai sót trong công việc : Khi tiến hành đưa ra mức lương theo vị trí, người quản lý, nhân sự phải đánh giá được mức độ sai sót ở từng vị trí, công việc cụ thể. Từ đó tác động đến doanh nghiệp, khách hàng ra sao cũng như hướng giải quyết như thế nào. Những hậu quả này có thể được xác định và đo lường thông qua các chỉ số tài chính, các thiết bị hoặc dụng cụ.
+ Yếu tố về môi trường làm việc : đối với những vị trí thường phải tiếp xúc với môi trường làm việc ô nhiễm, rủi ro cao, nguy hiểm thì cũng phải được bộ phận quản lý, nhân sự đánh giá đến.
Khi đã tổng hợp và đánh giá từng yếu tố, bộ phận nhân sự sẽ liệt kê ra các tiêu chí và bảng điểm một cách cụ thể. Ngoài ra, phải quan tâm đến lộ trình tăng bậc lương theo từng năm cũng như từng ngạch lương để có sự phù hợp cho người lao động.

2/ Trả lương theo năng lực cá nhân (Person)

Là một trong những thành phần quan trọng trong chính sách lương 3P, bao gồm các yếu tố :
+ Năng lực theo chuyên môn : bao gồm những kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ cần có để nhân viên có thể hoàn thành công việc được giao.
+ Năng lực theo vai trò : là những khả năng tối thiểu mà mỗi nhân viên cần phải có để đảm nhận công việc ở các vị trí, chức danh cụ thể.
+ Năng lực cốt lõi : là những khả năng tốt nhất mà nhân viên cần phải có để đảm nhận công việc.
Ngoài ra, dựa trên những điều kiện cạnh tranh khác nhau của thị trường mà đội ngũ quản lý, nhân sự có thể thay đổi, điều chỉnh sao cho hiệu quả, sát với thực tế, đánh giá đúng dựa trên năng lực của mỗi nhân viên. Thêm vào đó, phải có thêm các khoản phụ cấp theo lương như phụ cấp thâm niên, phụ cấp năng lực vượt trội…

3/ Trả lương theo kết quả công việc (Performance)

Một thành phần quan trọng không thể thiếu khác trong chính sách lương 3P đó chính là trả lương theo hiệu quả, kết quả (Performance). Các công đoạn bao gồm :
+ Giao mục tiêu công việc cho cá nhân cụ thể
+ Đánh giá tính hiệu quả (có hoàn thành hay không)
+ Tiến hành thưởng khuyến khích
+ Phát triển cá nhân
+ Cuối cùng là phát triển tổ chức.
Đối với phương án trả lương theo hiệu suất, kết quả. Các hình thức có thể gồm :
+ Đối với các cá nhân của công ty có thể trả bằng tiền thưởng, tăng lương, hoa hồng sản phẩm, hoa hồng chiết khấu…
+ Đối với các nhóm, bộ phận trong công ty có thể tiến hành thưởng theo kết quả, dựa theo thành tích của từng nhóm, bộ phận. Chia sẽ những phần thưởng hoặc lợi ích.
+ Đối với toàn doanh nghiệp có thể tiến hành thưởng cổ phiếu, các hình thức như quyền mua cổ phiếu, chia sẻ lợi nhuận của doanh nghiệp.

Cách triển khai lương 3P cho Doanh nghiệp

Lương 3P

Quy chuẩn cơ cấu, hệ thống chức danh
+ Xác định rõ chiến lược kinh doanh, các chiến lược định hướng
+ Sau đó, xác định chuỗi giá trị từ chiến lược kinh doanh, tiến hành chuẩn hóa cơ cấu của tổ chức.
+ Cuối cùng, phân bổ chức năng của công ty, sau đó tiến hành chuẩn hóa hệ thống chức danh, mô tả công việc một cách rõ ràng, cụ thể.

Xây dựng hệ thống khung năng lực và đánh giá năng lực
+ Xây dựng hệ thống từ điển năng lực
+ Đối với mỗi vị trí, thiết kế các khung năng lực phù hợp
+ Từ đó thiết kế hệ thống khung đánh giá năng lực cá nhân.

Xây dựng KPI (Hệ thống đánh giá công việc)
+ Thiết kế bản đồ chiến lược
+ Xây dựng BSC cho công ty, từ đó xây dựng hệ thống KPI cho từng bộ phận, vị trí công việc.
+ Cuối cùng, xây dựng quy chế đánh giá kết quả

Xây dựng hệ thống khung và bậc lương phù hợp
+ Tiến hành xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá giá trị công việc
+ Từ đó, xây dựng hệ thống khung và bậc lương tương xứng
+ Thiết kế quy chế lương phù hợp.

Triển khai hệ thống lương 3P ứng dụng vào thực tế
+ Tiến hành xếp bậc lương đối với các vị trí cá nhân
+ Đối với quỹ lương và quy chế lương, tiến hành xây dựng bảng tính minh họa cũng như hoàn thiện dần.
+ Trong trường hợp cần thiết có thể tiến hành chuyển đổi sang hệ thống mới.
+ Đưa chính sách lương mới lên hệ thống phần mềm.
+ Tiến hành đánh giá, tính thử và điều chỉnh.

Lợi ích mà lương 3P mang lại cho Doanh nghiệp

1/ Lương 3P đảm bảo sự công bằng nội bộ

Nhờ vào việc áp dụng hệ thống lương 3P mà chủ doanh nghiệp sẽ biết rõ và đánh giá được hiệu quả làm việc của mỗi nhân viên qua phương pháp xây dựng KPI.
Điều này giúp doanh nghiệp trả lương, tăng lương, khen thưởng, xác định nhu cầu đào tạo,…minh bạch và công bằng.
Khi lương được xét theo các tiêu chí cụ thể và riêng biệt từng người thì nó sẽ giúp cho người lao động có thêm động lực để phấn đấu. Người lao động sẽ hiểu nếu muốn có thu nhập cao thì buộc họ làm việc thật năng suất và hiệu quả.
Dựa vào cơ chế trả lương rõ ràng, các nhân viên làm cùng nhau trong một doanh nghiệp sẽ không thể than phiền, so sánh về mức lương.
Điều này sẽ đem lại sự cạnh tranh công bằng, lành mạnh trong doanh nghiệp, từ đó nâng cao năng suất lao động và hiệu quả công việc lên gấp nhiều lần.

2/ Đảm bảo sự công bằng với thị trường bên ngoài

Bạn hãy hình dung nếu như thị trường việc làm nói chung đều cùng nhau thực hiện theo một mức lương theo giá trị đã định sẵn thì người lao động sẽ không còn cần phải nhảy việc và so sánh công ty này với công ty khác.
Áp dụng hình thức trả lương 3P, doanh nghiệp sẽ tạo ra quy chuẩn tính lương công bằng, hợp lý và xứng đáng với sự cống hiến của người lao động trên mặt bằng chung của nền kinh tế thị trường.
Điều này làm gia tăng sự gắn bó của nhân viên với doanh nghiệp vì họ được đảm bảo quyền lợi về lương, thưởng, giúp doanh nghiệp giữ chân nhân tài và thu hút nguồn lao động.
Về phía người lao động thì họ đã được đảm bảo quyền lợi thông qua chính sách lương như vậy, còn với doanh nghiệp thì đây cũng là cơ hội để họ có thể giữ chân nhân tài và thu hút nguồn lao động.
Bạn sẽ không còn lo tình trạng thiếu hụt nhân lực do công ty đối thủ có chính sách lương hấp dẫn hơn doanh nghiệp của mình.

3/ Lương 3P là đòn bẩy tạo động lực phát triển doanh nghiệp

Với hình thức trả lương 3P, doanh nghiệp sẽ có thể khuyến khích nhân viên quan tâm đến kết quả của công việc nhiều hơn và thúc đẩy họ tích cực đưa ra những ý kiến đóng góp cho doanh nghiệp.
Chính vì thế mà doanh nghiệp có thể hạn chế được nhiều rủi ro và những hậu quả xấu không mong muốn có thể xảy ra, khiến cho tình hình phát triển chung của công ty bị ảnh hưởng.
Khi nhân viên luôn có ý thức nỗ lực vươn lên một hạng mức lương theo cơ chế 3P thì họ sẽ đẩy mọi sự cố gắng lên một mức cao hơn, chủ động hơn trong công việc, biết hoạch định, lo lắng về kết quả công việc mà họ cần phải đạt qua đó tăng năng suất và chất lượng sản phẩm/dịch vụ.
Ngoài ra, qua việc áp dụng lương 3P, nhà quản lý cũng nắm được năng lực thực tế của mỗi nhân viên thông qua khung năng lực của từng vị trí và hồ sơ năng lực – hay kết quả đánh giá năng lực thực tế của nhân viên làm theo vị trí, giúp doanh nghiệp có cơ sở trả lương theo năng lực và giữ chân nhân tài.

Tổng kết

Tuy nhiên, không phải Doanh nghiệp nào cũng áp dụng hệ thống lương 3P một cách thuận lợi. Một khi áp dụng lương 3P, Doanh nghiệp sẽ phải đánh giá lại năng lực nhân viên để xếp lương cho phù hợp. Nhưng về lâu dài thì lương 3P sẽ mang lại hiệu quả cao, thu hút và giữ chân nhân tài cho công ty tốt hơn.

 

Xem thêm:

Tin tức và Blog về chuyển đổi số, phần mềm

Facebook Braintek

Youtube Braintek

có thể bạn quan tâm